RĂNG SÂU VÀO TỦY – DẤU HIỆU, HẬU QUẢ VÀ CÁCH NGĂN NGỪA

Răng sâu vào tủy là giai đoạn nghiêm trọng nhất của quá trình sâu răng. Vì không có biện pháp điều trị kịp thời trong các giai đoạn đầu, răng sâu đã làm ảnh hưởng đến tủy. Vậy răng sâu vào tủy có để lại hậu quả nào hay không? Có cách nào để chữa trị khi răng sâu vào tủy?

Quá trình sâu răng thông thường sẽ trải qua 4 giai đoạn cơ bản khác nhau, đi từ mức độ nhẹ cho đến nghiêm trọng. Răng sâu vào tủy được xếp vào giai đoạn 4 – giai đoạn có các cơn đau ê buốt nhất và có nhiều biến tướng nhất. Khi vào giai đoạn này tức là tủy đã chịu nhiều mức độ tổn thương, khi đó các biện pháp chữa trị cơ bản cho răng sâu không thể được áp dụng.

1. Các dấu hiệu của sâu răng vào tủy

Sâu răng là tình trạng các tổ chức canxi hóa bị nhiễm khuẩn mà tác nhân gây ra là do sự hủy khoáng của thành phần vô cơ và sự phá hủy thành phần hữu cơ của mô cứng. Như đã đề cập phía trên, răng sâu cơ bản có 4 giai đoạn riêng biệt như sau:

răng sâu vào tủy
Răng sâu vào tủy thường rơi vào giai đoạn 4
  • Giai đoạn 1: Răng trong giai đoạn tổn thương men răng nhưng trên bề mặt vẫn còn nguyên vẹn
  • Giai đoạn 2: Bên cạnh việc tổn thương men răng, răng cũng đang trong quá trình tạo xoang.
  • Giai đoạn 3: Ngà răng ở giai đoạn này đang bị tổn thương và có thể phát hiện lâm sàng
  • Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn xảy ra tình trạng răng sâu vào tủy, dẫn đến các tình trạng như viêm tủy, hoại tử tủy hoặc chết tủy. Do đó tình trạng này sẽ khiến bệnh nhân đau nhức và ê buốt không ngừng.

--> Nếu chiếc răng sâu của bạn đã hình thành vết sâu to và có lỗ hỏng sâu, kèm theo các cơn đau nhức dữ dội thì chắc chắn răng sâu đã vào tủy. Khi đó, cần nhanh chóng đến nha khoa để có biện pháp xử lý thích hợp, không tự ý chữa ở nhà.

2. Các hậu quả khôn lường của răng sâu vào tủy

2.1 Răng sâu vào tủy gây viêm tủy

răng sâu vào tủy
Hình ảnh sâu răng gây viêm tủy (minh họa)

Tủy răng được xem là có vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng và dẫn truyền cảm giác, chứa các mạch máu, dây thần kinh và mô liên kết của răng. Khi tủy bị viêm, bệnh nhân sẽ có tình trạng tủy bị sưng tấy do vi khuẩn đã xâm nhập vào tủy. Ở giai đoạn đầu, cấp độ viêm tủy được gọi là viêm tủy phục hồi. Trong giai đoạn này bệnh nhân sẽ có các hậu quả như:  

  • Răng bị sưng
  • Có cảm giác ê buốt
  • Nhạy cảm với thức ăn lạnh, nóng hoặc ngọt

2.2 Răng sâu vào tủy gây viêm tủy không phục hồi

Lúc này cảm giác đau đã được tăng bậc, kéo dài hàng giờ liền khiến bệnh nhân khá khó chịu. Kèm theo cảm giác đau là sự xuất hiện của những lổ nhỏ li ti trên bề mặt răng. Lỗ tủy trong giai đoạn này đã hở sâu hoặc có một khối màu đỏ sẫm, có đốm vàng nhô ra khỏi buồng tủy. Thêm vào đó, bệnh nhân xuất hiện tình trạng sốt, sưng hạch bạch huyết hoặc mùi hôi miệng. 

2.3 Răng sâu vào tủy gây chết tủy

răng sâu vào tủy
Viêm tủy nặng dẫn đến chết tủy. Sau khi tủy răng chết, các vi khuẩn tiếp tục lan tới chóp răng hình thành áp xe chóp răng.

 

Đây là giai đoạn viên tủy nặng nhất khiến bệnh nhân mất luôn cảm giác đau do tủy đã chết. Khi ấy, mùi hôi miệng ngày càng nặng hơn do dịch tủy bị hoại tử theo các lỗ chóp răng chảy ra ngoài. Từ đó, các dịch tủy mang theo vi khuẩn lây lan theo diện rộng, gây viêm nhiễm cho các mô mềm xung quanh. Ngoài ra, các viêm nhiễm này cũng khiến chân răng bị tổn thương, gây viêm xương, tiêu xương ổ răng và làm mất răng vĩnh viễn.

3. Các biện pháp điều trị và chữa trị răng sâu vào tủy

Do tình trạng viêm tủy được chia thành 3 ba cấp độ rõ rệt, vì thế việc điều trị viêm tủy cũng phải căn cứ theo từng trường hợp khác nhau. Nhiều người có xu hướng mua thuốc giảm đau tại các quầy thuốc tây hay dùng các phương thuốc dân gian điều trị tại nhà. Tuy nhiên, đối với tình trạng viêm tủy, bạn phải nhanh đến nha sĩ để kiểm tra và có sự can thiệp của nha khoa chuyên nghiệp nhằm tránh các tổn hại nghiêm trọng do viêm tủy gây ra.

3.1 Điều trị trong trường hợp viêm tủy

răng sâu vào tủy
Quá trình điều trị tủy bị viêm

Trong giai đoạn tủy vẫn còn khả năng phục hồi thì các bác sĩ sẽ điều trị tủy bằng cách làm sạch ống tủy. Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ chuyên môn để mở ống tủy và tiến hành vệ sinh, làm sạch các mô tủy bị viêm. Sau đó, khi ống tủy đã được làm sạch, bác sĩ sẽ trám kín ống tủy để vi khuẩn không xâm nhập vào tủy.

3.2 Bọc răng sứ sau khi điều trị tủy

răng sâu vào tủy
Bọc răng sứ sau khi điều trị tủy bị viêm

Sau khi tủy đã được điều trị, phương pháp điều trị kế tiếp là hàn trám và bọc sứ cho chiếc răng sâu. Để phóng tránh trường hợp có lực tác động lên chiếc răng vừa điều trị tủy khiến răng vỡ, giòn thì bọc răng sứ là một phương pháp hữu hiệu. Bên cạnh tạo vỏ bọc mới cho chiếc răng sâu, bọc răng sứ còn giúp bệnh nhân phục hồi hình dạng răng và giúp răng duy trì lâu dài.

➥ Tham khảo: Bọc răng sứ 3Perfect Makeover 

3.3 Điều trị trong trường hợp tủy hoại tử

răng sâu vào tủy
Nhổ bỏ đi chiếc răng sâu khi tủy đã hoại tử

Khi sâu răng đã rơi vào tình trạng trầm trọng khiến tủy chết thì phương pháp tối ưu nhất là phải nhổ bỏ đi chiếc răng sâu đó. Nếu không nhổ bỏ, tình trạng viêm nhiễm kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến các răng liền kề. Chiếc răng sâu đó sẽ được nhổ bỏ vĩnh viễn, vì thế để thay thế chiếc răng bị mất, bác sĩ sẽ khuyên bạn trồng răng thay thế.

3.4 Các phương pháp khôi phục răng đã mất

Sau quá trình nhổ bỏ chiếc răng sâu, bạn sẽ rơi vào tình trạng mất răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, nếu quá trình mất răng vĩnh viễn kéo dài quá lâu thì có nguy cơ gây ra nhiều hậu quả khôn lường. Tiêu xương hàm, hàm răng xô lệch, viêm nhiễm ở nướu, tủy răng, đau nhức âm ỉ trong vòm miệng,… đều có thể xảy ra nếu như tình trạng mất răng kéo dài. Vì thế, có 3 phương pháp trồng răng phổ biến hiện nay cho bạn lựa chọn như:

3.4.1 Hàm giả tháo lắp

Đây là phương pháp truyền thống được nhiều người ưa chuộng vì giá thành rẻ, thời gian hoàn thành nhanh chóng. Hàm giả này gồm 3 loại: khung hàm titan, sắt và nhựa dẻo. Đối với các hàm tháo lắp, bạn có thể tháo ra lắp vào dễ dàng và tiện lợi, quá trình vệ sinh cũng không gặp bất cứ trở ngại nào.

răng sâu vào tủy
Sử dụng hàm giả tháo lắp để thay thế răng bị mất

Tuy nhiên, loại hình hàm giả này lại có một số khuyết điểm như sau:

  • Khả năng nhai/ ăn uống hạn chế
  • Khiến người đeo không thoải mái
  • Nguy cơ tiêu xương hàm
  • Tăng nguy cơ lão hóa vùng miệng
  • Gây mùi hôi khó chịu
  • Tuổi thọ sử dụng khá thấp

3.4.2 Cầu răng sứ

răng sâu vào tủy
Cầu răng sứ là phương pháp phục hồi răng đã mất

Là phương pháp dùng răng làm “chiếc cầu” cho chiếc răng bị mất. Để làm cầu răng sứ, các bác sĩ sẽ mài 2 răng liền kề với chiếc răng mất để làm trụ nâng đỡ một dãy cầu sứ. Từ đó, dãy cầu sứ sẽ được liên kết với nhau bằng xi măng nha khoa trên một trụ nâng đỡ. Tuy nhiên, để làm cầu răng sứ thì đòi hỏi 2 răng liền kề răng mất phải khỏe và đảm bảo chức năng răng nhai thông thường.

Cầu răng sứ có tính chất chắc chắn hơn hàm tháo lắp và được thực hiện nhanh chóng. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn tồn tại các khiếm khuyết như:

  • Vẫn có khả năng gây tiêu xương hàm
  • Ảnh hưởng đến hai răng liền kề do phải mài răng, gây tổn thương tủy và có nguy cơ mất cả hai răng đó
  • Xảy ra tình trạng cầu răng không khít với nướu, tạo điều kiện cho vi khuẩn do xương hàm bị tiêu
  • Ê buốt răng hay viêm nướu răng
  • Chi phí cao nhưng tuổi thọ không lâu, phải làm nhiều lần

3.4.3 Trồng răng Implant

Đây là một trong các phương pháp tân tiến nhất được khá nhiều người tin dùng trong thời gian gần đây. Phương pháp này không những giúp chúng ta phục hồi thân răng, mà còn phục hồi cả chân răng. Implant trong nha khoa là một trụ có hình dáng dài, gọn được làm từ titanium với độ tinh khiết cao. Trụ implant đóng vai trò như một trụ giúp nâng đỡ, giúp phục hồi răng mất một hoặc nhiều chiếc.

răng sâu vào tủy
Trồng răng Implant là phương pháp trồng răng hiệu quả

Trồng răng Implant mất thời gian thực hiện khá lâu để trụ Implant thích ứng với xương hàm và chi phí đầu tư ban đầu khá cao. Tuy nhiên, tuổi thọ của trồng răng Implant được đánh giá khá cao cùng với các ưu điểm sau:

  • Không làm tiêu xương hàm
  • Hàm răng không bị xô lệch
  • Không làm ảnh hưởng răng liền kề như phương pháp cầu răng sứ
  • Thoải mái ăn nhai như răng thật
  • Không bung tuột khi có các hoạt động vùng miệng

.
.
.
.