TÁC HẠI CỦA SÂU RĂNG – CÁCH ĐIỀU TRỊ VÀ NGĂN NGỪA SÂU RĂNG

Sâu răng là bệnh lý răng miệng phổ biến, có thể xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau. Tác hại của sâu răng là rất lớn đến sức khỏe răng miệng. Do đó khi bị sâu răng, bạn cần chữa trị ngay trước khi sâu răng diên biến theo chiều hướng xấu đi.

Sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu là những bệnh lý nha khoa thường gặp. Những bệnh lý này đều bắt nguồn phần lớn từ việc vậy sinh răng miệng. Vì không quá nghiêm trọng khi mắc phải nên nhiều người chủ quan không điều trị. Tuy nhiên nếu mắc bệnh lâu không chữa thì sẽ dẫn đến nhiều tác hai khôn lường mà bạn có thể không ngờ tới.

Cùng Nha khoa Flora tìm hiểu những tác hại của sâu răng không điều trị và cách chữa sâu răng triệt để.

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH SÂU RĂNG

Sâu răng là tình trạng tổn thương phần mô cứng của răng. Nó thường phát triển theo hai nguyên nhân chính:

Do vi khuẩn (con sâu)

Hoạt động ăn nhai hàng ngày khiến thức ăn dắt lại trong miệng. Nếu không vệ sinh đủ sạch thì sẽ tạo thành vôi răng, mảng bám. Lâu dần, với môi trường trong miệng sẽ sản sinh nên những vi khuẩn gây hại. 

Những vi khuẩn gây hại này thường được gọi là con sâu răng. Chúng sẽ tấn công vào bề mặt của răng (hay còn gọi là mô cứng), tạo thành các lỗ răng sâu. 

tác hại của sâu răng
Sâu răng

Do nồng độ axit trong miệng

Khi ăn uống những thực phẩm tiết ra axit, lưu lại trong vôi răng, mảng bám. Những axit này là chất xúc tác, khiến mảng bám, vôi răng loại bỏ các khoáng chất trong men răng cứng. 

Giống như quá trình xói mòn, trên bề mặt răng của bạn sẽ xuất hiện những lỗ sâu răng. Khi các khoáng chất của men răng bị phá huỷ dần, vi khuẩn và axit có thể tiếp tục tấn công tới lớp ngà răng gây ê buốt, đau nhức. 

TRIỆU CHỨNG BỆNH LÝ SÂU RĂNG 

Thông thường, ở những răng dễ quan sát thì sâu răng thường dễ nhận biết thông qua các lỗ sâu. Tuy nhiên, đối với những răng hàm, mặt trong răng, răng khôn sẽ khó theo dõi hơn. Tuỳ thuộc vào mức độ mà triệu chứng và dấu hiệu cũng đa dạng như:

  • Có lỗ khuyết hổng trên bề mặt răng xuất hiện không có lý do;
  • Răng nhạy cảm;
  • Đau răng tự phát, không rõ nguyên nhân;
  • Chảy máu chân răng;…

TÁC HẠI CỦA SÂU RĂNG KHÔNG ĐIỀU TRỊ

Mặc dù là bệnh lý thông thường trong nha khoa, tuy nhiên nếu không điều trị sâu răng có thể gây nên nhiều tác hại khôn lường. 

Hôi miệng

Khi bề mặt răng xuất hiện lỗ sâu, thức ăn mảng bám sẽ dễ bị lưu lại. Nếu không vệ sinh sạch sẽ thì có thể gây nên hôi miệng. 

Gây các bệnh viêm nhiễm

Khi vi khuẩn được hình thành và “nuôi dưỡng” tại mô cứng của răng, chúng sẽ phát triển mạnh tới những phần mô mềm gây viêm nhiêm. Khi đó nướu của bạn có thể xuất hiện tình trạng như: Sưng tấy, nướu chuyển sang màu đỏ, chảy máu quanh vùng chân răng,…

Ở mức độ viêm nhiễm nhẹ, bạn có thể bị viêm nướu. Nhưng khi chuyển biến nhiêm trọng hơn thành viêm nha chu, bạn có thể gặp nguy cơ mất răng

Đau nhức răng

Axit và vi khuẩn trong miệng có thể ăn mòn tới phần ngà răng. Đây là bộ phận đóng vai trò tạo cảm giác cho răng. Do vậy, bạn sẽ bị đau nhức không dứt. Cảm giác đau nhức sẽ kéo dài, liên tục. Thậm chí đau nhức tới khó ăn nhai. 

Bên cạnh đó, tình trạng viêm nhiễm ở trên cũng gây nên đau nhức khó chịu. Vì vậy cần giải quyết bệnh lý ngay khi phát hiện.

Viêm tuỷ, chết tuỷ

Khi axit và vi khuẩn đã bào mòn qua lớp ngà răng, chúng sẽ phá huỷ tuỷ răng – phần quan trọng nhất. Tình trạng này sẽ khiến bạn đau đớn, khó ăn nhai và dần phá huỷ toàn bộ chiếc răng của bạn. 

tác hại của sâu răng
Sâu răng nặng gây chết tuỷ

ĐIỀU TRỊ VÀ NGĂN NGỪA

Điều trị sâu răng thường không quá phức tạp. Ở tình trạng nhẹ – trung bình, thì lỗ sâu sẽ được làm sạch bằng quá trình cạo vôi răng. Sau đó, lỗ sâu sẽ được bít lại bằng miếng trám màu trắng. Từ đó ngăn ngừa thức ăn có thể bám lại tạo vi khuẩn.

Ở những tình trạng nặng hơn, thường đã chuyển biến sang bệnh răng miệng khác như viêm nướu, viêm nha chu hoặc viêm tuỷ thì cần phác đồ điều trị phức tạp hơn. Tuỳ trạng thái của người mắc phải mà bác sĩ nha khoa sẽ xem xét điều trị phần viêm nhiễm hay loại bỏ chiếc răng này.

Để ngăn ngừa sâu răng hiệu quả, bạn nên:

    • Hạn chế ăn đồ ngọt, tinh bột;
    • Súc miệng hoặc đánh răng 2-3 lần mỗi ngày không nên đánh răng quá nhiều lần để bảo vệ lớp men răng.
    • Sử dụng nước súc miệng để làm sạch răng, hạn chế việc đánh răng quá nhiều;
    • Sử dụng chỉ nha khoa, máy tăm nước làm sạch sau khi ăn
    • Thăm khám nha khoa định kỳ 2-3 lần/năm để kiểm soát sức khoẻ răng miệng và cạo vôi răng 4-6 tháng/lần

Sâu răng dù là bệnh lý nhỏ nhưng nếu chủ quan không điều trị thì có thể ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ răng miệng của bạn. Một hàm răng khoẻ, trắng sáng sẽ giúp cuộc sống của bạn thêm thoải mái. Vì vậy hãy thăm khám nha khoa định kỳ để đảm bảo nụ cười tươi tắn không âu lo. Tìm hiểu thêm thông tin qua Facebook: Nha Khoa Flora.

buttion_call
.
.
.
.