Chúng ta thường hay có thắc mắc là: “Nhổ răng sâu số 8 hàm trên có đau như hàm dưới không? Nên nhổ bỏ hay giữ lại răng sâu số 8? Như thế nào là một quy trình nhổ răng sâu số 8 hàm trên an toàn và hiệu quả?” Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời các câu hỏi trên và đưa ra quyết định phù hợp nhất với tình trạng răng sâu số 8 của mình.
Răng số 8 – hay còn được gọi là răng khôn – là loại răng phát triển khi chúng ta ở trong độ tuổi trưởng thành. Do vị trí địa lý đặc thù khiến cho quá trình vệ sinh răng miệng gặp nhiều trở ngại, sâu răng số 8 là một trong các tình trạng phổ biến của nhiều người trưởng thành trong quá trình mọc răng khôn.
1. Nhổ răng số 8 hàm trên có nguy hiểm hơn hàm dưới?
Nhiều người thường nghĩ rằng do kích thước hàm trên hẹp hơn nên việc nhổ răng sâu số 8 hàm trên sẽ gặp nhiều khó khăn và nguy hiểm hơn. Ngoài ra, hàm trên còn có vị trí gần mắt và dễ ảnh hưởng đến thị giác. Nhưng thật sự thì hàm dưới mới thật sự nhỏ hơn hàm trên nên răng số 8 hàm dưới thường có xu hướng mọc lệch, mọc chen hoặc mọc ngầm. Do đó, thường răng số 8 hàm trên sẽ mọc thẳng và thường được giữ lại vì không gây nguy hiểm.
Tuy nhiên, không phải vì răng số 8 hàm trên không nguy hiểm bằng hàm dưới mà nhiều người chủ quan để lại chiếc răng sâu. Khi bị sâu răng số 8, dù là hàm trên hay hàm dưới thì đều phải được chữa trị đúng cách và hợp lý. Do đó, nếu răng số 8 hàm trên bị sâu, bạn nên nhanh chóng đến nha khoa để được các bác sĩ tư vấn cách điều trị hiệu quả, tránh các tác hại nghiêm trọng của răng sâu để lâu.
2. Hậu quả của răng sâu số 8 để lâu
Quá trình sâu răng thường trải qua 4 giai đoạn khác nhau với sự tổn thương tăng lên theo cấp bậc. Trong giai đoạn 1 và 2, răng sẽ bị tổn thương men răng, tạo xoang hoặc tổn thương ngà răng. Răng sâu để lâu sẽ qua giai đoạn 3 và 4, tức là răng sâu lúc này sẽ gây viêm nhiễm tủy hoặc thậm chí hoại tử tủy. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân không có bất cứ phương pháp nào chữa trị mà có xu hướng để chiếc răng sâu đó lâu thì sẽ có các tác hại sau:
- Những chất hoại tử của tủy thoát qua lỗ chóp chân răng gây ra các bệnh lý quanh chóp
- Chất hoại tử tụ lại ở chân răng tạo nên u hạt, nang chân răng
- Viêm tổ chức liên kết
- Viêm xương hàm
- Gây biến chứng viêm xoang hàm
- Viêm nội tâm mạc
- Răng ê buốt khi tiếp xúc thức ăn nóng – lạnh
- Gây hôi miệng
3. Các trường hợp nên nhổ răng sâu số 8 hàm trên
Tùy vào mức độ sâu răng mà các bác sĩ sẽ quyết định các phương pháp điều trị thích hợp. Nếu răng sâu số 8 của bạn chỉ ở giai đoạn đầu và có trạng thái mọc an toàn thì sẽ có các biện pháp phổ biến như: Tái khoáng, Trám răng, Điều trị tủy,… Tuy nhiên, nếu răng không nằm trong giai đoạn sâu răng lúc đầu và có các triệu chứng dưới đây thì bạn phải lựa chọn phương pháp nhổ răng sâu số 8 hàm trên:
3.1 Viêm nhiễm tủy nặng và hoại tử tủy
Khi răng sâu số 8 bước vào giai đoạn 3 và 4, tức là giai đoạn vết sâu đã vào tủy gây viêm nhiễm nặng hoặc hoại tử tủy. Lúc này, phương pháp điều trị tủy không còn hiệu quả nữa và bạn phải lựa chọn phương pháp nhổ bỏ. Vì nếu kéo dài tình trạng hoại tử tủy sẽ dẫn đến tình trạng viêm chóp răng, mủ chân răng, áp xe răng,…
3.2 Răng mọc ngầm
Khi răng khôn có trạng thái mọc ngầm sẽ khiến cho bạn có các cảm giác đau hoặc ê buốt nướu, nướu sưng tấy, miệng có hơi thở khó chịu và có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến răng số 7. Khi mọc ngầm, răng số 8 thường có xu hướng làm tiêu một phần thân và chân răng của răng số 7, dần dẫn đến tình trạng lung lay và mất răng.
3.3 Răng số 8 mọc lệch
Răng khôn mọc lệch khỏi hàm sẽ có xu hướng tạo khe hẹp với chiếc răng liền kề. Chính những khe hở đó đã khiến cho các mảng bám thức ăn, vi khuẩn bị vắt lại dẫn đến tình trạng răng dễ bị nhễm khuẩn. Ngoài ra, do mọc lệch nên nó cũng có xu hướng chèn, ép hoặc đẩy các răng khác khiến cấu trúc răng bị xô lệch.
3.4 U, nang xương hàm
Quá trình mọc lên không hoàn chỉnh của răng khôn đã làm xuất hiện các vùng nhiễm trùng mãn tính quanh thân răng và túi răng còn sót lại. Chính điều đó đã hình thành các khối u nang xương hàm. Nếu không chữa trị kịp thời, xương hàm sẽ bị tiêu xương và dẫn đến tình trạng gãy xương hàm.
3.5 Rối loạn về cảm giác và phản xạ
Do răng hàm mặt thường có liên kết với các dây thần kinh nên nếu mọc lệch, nó sẽ có tình trạng chèn ép các dây thần kinh. Nếu các dây thần kinh bị chèn ép sẽ làm mất cảm giác ở vùng mặt, môi, da, niêm mạc và răng ở nửa cung hàm cũng bị ảnh hưởng.
3.6 Răng số 8 khiến vùng miệng bị viêm nhiễm
Sưng nướu, đau buốt, xuất hiện mủ, hôi miệng,… là các triệu chứng thường thấy khi các mảng bám ở khu vực răng khôn bị sâu không được xử lý. Nếu không được xử lý kịp thời, các viêm nhiễm dễ phát triển sang các vùng lân cận như má, cổ, mang tai, viêm xương hoặc viêm màng trong tim.
4. Quy trình nhổ răng sâu số 8 hàm dưới an toàn và hiệu quả
NHỔ BỎ là phương pháp tối ưu nhất đối với những chiếc răng sâu số 8 ở giai đoạn nghiêm trọng và có các triệu chứng kể trên. Răng khôn thường không có chức năng quan trọng trong việc ăn nhai nhưng lại gây ra rất nhiều tai hại cho vùng răng miệng nên nhổ răng sâu số 8 hàm trên hay cả hàm dưới đếu được khuyến khích. Để quy trình nhổ răng sâu hàm trên an toàn và hiệu quả, nha khoa uy tín sẽ đảm bảo các thủ tục sau:
4.1 Thăm khám và chẩn đoán
Để đảm bảo cho quy trình nhổ răng sâu số 8 diễn ra an toàn, đầu tiên các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám sức khỏe cơ thể để đảm bảo tiêu chuẩn phẫu thuật và sức khỏe răng miệng để đánh giá tình trạng răng. Các tiêu chuẩn đánh giá sẽ bao gồm các yếu tố sau:
- Tình trạng sức khỏe cơ thể
- Không mắc các bệnh lý khác
- Tình trạng viêm nhiễm và giai đoạn sâu răng
- Đánh giá tình trạng các răng liền kề
4.2 Vệ sinh răng miệng và gây tê
Sau khi khám tổng quát, các bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh vùng khoang miệng sạch sẽ trước khi tiến hành phẫu thuật. Cùng lúc đó, biện pháp gây tê niêm mạc giúp vô cảm vùng phẫu thuật sẽ được tiến hành. Chính vì lý do đó mà bệnh nhân sẽ không cảm thấy đau trong suốt quá trình phẫu thuật.
4.3 Thao tác nhổ răng khôn thích hợp với các trường hợp khác nhau
- Răng mọc thẳng và lệch 45 độ: Trường hợp dễ nhổ nhất và có thể tiến hành bằng những phương pháp thông thường
- Răng số 8 liền kề với răng số 7: Trong trường hợp răng khôn bị kẹt với răng số 7, bác sĩ sẽ khéo léo tháo kẹt và loại bỏ răng từ từ nhằm tránh gây tổn thương cho vùng răng bên cạnh
- Răng mọc ngầm: Đây là kiểu răng hay bị xương và nướu che phủ và bác sĩ sẽ cẩn thận lật vạt, mở cửa sổ xương để răng số 8 lộ ra. Sau đó, răng số 8 được chia thành nhiều phần nhỏ và được lấy ra từng phần.
- Tham khảo thêm về Quy trình nhổ răng khôn số 8 bị sâu an toàn, hiệu quả.
➥ Sau khi hoàn tất quá trình nhổ bỏ răng khôn, các bác sĩ sẽ nạo ổ nhổ, bơm rửa sạch và vệ sinh. Tiếp đó, vết mổ sẽ được khâu lại bằng chỉ tự tiêu.
Tham khảo bảng giá nhổ răng sâu số 8 hàm trên: